Vôi hóa xương bả vai là bệnh gì?

thumbnail

Nguyên nhân gây vôi hóa xương bả vai là do quá trình thoái hóa khớp vai, thường gặp ở những người cao tuổi, người sử dụng lực cánh tay quá nhiều, va đập chấn thương bả vai, viêm khớp vai, loãng xương…


Vôi hóa xương bả vai nói riêng hay vôi hóa xương khớp nói chung là một hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp. Trong bệnh lý thoái hóa xương khớp, hiện tượng vôi hóa dẫn đến sự hình thành các chồi gai, chồi xương ở đầu xương, thân đốt sống hoặc dây chằng và cọ sát với xương, dây thần kinh… gây ra những cơn đau nhức kinh khủng. Tùy theo vị trí xương khớp bị vôi hóa mà người bệnh có những biểu hiện đặc trưng.

Đối với người bị vôi hóa xương bả vai do thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng:


Đau nhức bả vai, đau có thể lan xuống cẳng tay, bàn tay hoặc lan ngược lên cổ gáy.

Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đau nặng về đêm, nằm nghiêng bên vai đau sẽ thấy đau tăng mạnh.

Có biểu hiện cứng khớp vai vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Lực vai và cánh tay giảm, giơ tay, vung tay khó khăn…


Điều trị vôi hóa xương bả vai


Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên khi xương khớp bước vào thời kỳ lão hóa. Việc điều trị thoái hóa khớp vai cũng như vôi hóa xương bả vai chủ yếu là cải thiện các triệu chứng của bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp dùng thuốc kết hợp vật ký trị liệu và phẫu thuật.

Phương pháp dùng thuốc bao gồm: các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…
Biện pháp không dùng thuốc: tập vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao, chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại… có tác dụng tăng tưới máu tại chỗ cho khớp, giãn gân cơ giảm đau.

Phẫu thuật: Trong trường hợp khớp vai, xương bả vai bị hư hỏng quá nặng nề, không thể hồi phục mà các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả, phẫu thuật thay khớp có thể được xem xét và tiến hành.

Với tình trạng vôi hóa xương bả vai của anh, anh cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng. Đồng thời, anh nên điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt và làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác, xách vật nặng để hạn chế đau khớp.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Cây mật nhân chữa bệnh Gout ra sao?

thumbnail

Cây mật nhân này được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian có hiệu quả rất lớn và lâu dài cho người bệnh. Sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gout có hiệu quả hay không cũng tùy vào cách sử dụng nó ra sao. Vậy cây mật nhân được dùng như nào trong hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh gút?


Cây mật nhân ngâm với rượu


Lấy rễ cây mật nhân, thái thành các lát mỏng rồi đem đi phơi dưới nắng. Phơi cho rễ cây mật nhân khô, sau đó đem đi sao vàng hạ thổ là đạt yêu cầu để có thể mang đi ngâm rượu. Khi ngâm cây mật nhân này bạn nên ngâm với quả chối hột phơi khô nữa cũng mang lại hiệu quả tốt.

Ngâm trong khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày thì có thể dùng được. Sau thời gian sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút hợp lý, bạn sẽ thấy các khớp của mình bớt sưng tấy, đau nhức và bệnh gút của bạn đã được cải thiện lên nhiều.

Sắc cây mật nhân thành thuốc


Một cách dễ uống hơn cho ai không thể uống được rượu thuốc mà vẫn muốn sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút là sắc thuốc để uống. Cũng lấy rễ cây mật nhân rửa sạch rồi thái lát mỏng. Cho rễ cây và khoảng 1lit nước để sử dụng hàng ngày.



Tuy nhiên sử dụng theo cách này bạn không nên uống quá nhiều vì có thể sẽ bị chóng mặt tùy theo cơ thể của từng người.Muốn có hiệu quả tốt nên kết hợp xoa bóp và vận động nhẹ, nhất là kiêng ăn những thức ăn có thể làm bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh gout hiện nay khá phổ biến nhưng nhiều người lại chủ quan mà khiến bệnh tình càng nặng thêm, vậy nên phát hiện và chữ bệnh kịp thời là cách tốt nhất.

Tán bột rễ cây mật nhân


Rễ cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút cũng có thể uống trực tiếp khi bạn tán thành bột. Lấy rễ cây rửa sạch thái lát mỏng rồi đem phơi khô, sau đó mang tán thành bột, nén thành viên nén để sử dụng hàng ngày. Cách này khá tốn thời gian tán bột rồi nén nhưng lại dễ uống hơn.

Lưu ý khi sử dụng:


Mỗi người lại có cơ địa khác nhau nên hiệu quả sử dụng cũng khác nhau.

Cây mật nhân này không được sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em hay phụ nữ đang cho con bú.

Không được sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Khi đang sử dụng mà thấy các tác dụng phụ phải dừng sử dụng, nếu nghiêm trọng thì đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Nằm ngửa bị đau thắt lưng vì sao?

thumbnail

Tuổi tác là một yếu tố có sự đóng góp quan trọng cho việc đau thắt lưng. Ở độ tuổi càng lớn, sự thiếu hụt canxi, khả năng tái tạo, độ đàn hồi của hệ xương càng kém. Điều này sẽ tăng khả năng mắc bệnh xương khướp cho người bệnh.


Đặc điểm chính của dây thần kinh tọa là phân bố dọc theo tủy sống từ cổ tới ngón chân. Do đó, nếu bạn bị bệnh đau thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ không dừng lại ở thắt lưng. Bệnh đau thần kinh tọa có thể đau toàn thân và gây liệt.

Đau thắt lưng khi nằm ngửa cảnh báo điều gì? 


Bệnh loãng xương là một trong các bệnh có khả năng xảy ra lớn khi ở bạn xuất hiện hiện tượng đau thắt lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh có thể xảy ra do dấu hiệu đau thắt lưng cảnh báo.

Đĩa đệm có một vị trí quan trọng trong hệ thống xương khớp trong cấu tạo và chức năng của cơ thể. Đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ dẫn tới các cơn đau. Đau thắt lưng là một trong các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm vị trí thắt lưng.



Bệnh lý khác

Đau thắt lưng khi nằm ngửa cảnh báo điều gì? Ngoài các bệnh ly trên, người bị đau thắt lưng còn có thể bị các bệnh ly khác như: viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…

Người bệnh bị đau thắt lưng nên kết hợp chữa bệnh cả trong lẫn ngoài, tức là giảm đau từ bên ngoài, tái tạo phục hồi xương bị thoái hóa. Nếu có điều kiện thì châm cứu, kéo giãn cột sống, xoa bóp

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Gai xương mâm chày khớp gối có dấu hiệu gì?

thumbnail

Cấu tạo mâm chày là phần xương xốp. Mặt trên của mâm chày có lớp sụn tạo nên sụn khớp của vùng khớp gối. Chức năng chính của mâm chày là chịu lực cho cơ thể bạn khi đi lại. Đồng thời, bộ phận này cũng giúp cho các cử động khớp gối của bạn được nhẹ nhàng hơn trong những sinh hoạt hàng ngày.


Gai xương mâm chày khớp gối là một dạng thương tổn vùng khớp gối ở bệnh nhân gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến vận động. Hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết các dấu hiệu gai mâm chày khớp gối là cách để bạn phòng ngừa và điều trị sớm căn bệnh khó chịu này.

Quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc lực tác động mạnh gây chấn thương có thể làm vỡ xương bánh chè, qua đó gây ra những thương tổn trên bề mặt mâm chày khớp gối. Canxi thường có xu hướng tự động lắp vào khu vực tổn thương để làm lành.

Tuy nhiên một phần canxi thường lắng đọng bên ngoài, lâu ngày sẽ hình thành nên bề mặt gai lởm chởm gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Đây chính là tình trạng gai xương mâm chày khớp gối.

Những dấu hiệu gai xương mâm chày khớp gối


Thông thường, bệnh nhân mắc gai xương mâm chày khớp gối thường có các dấu hiệu nhận biết như:

Khớp gối thường bị cứng, khó cử động, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.

Vùng khớp gối có dấu hiệu ửng đỏ. Khi chạm vào có cảm giác ấm, nóng.



Khi di chuyển, vận động, khớp gối phát ra những âm thanh lạ.

Những cơn đau nhói cũng có thể lan tỏa ra xung quanh khi bạn vận động nhiều.

Khi khớp nhún xuống, bệnh nhân cảm nhận được tình trạng đau đầu gối là rệt, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang.

Ở một số bệnh nhân còn có dấu hiệu sưng to, đau ở vùng xương bánh chè. Khi quan sát có thể thấy rõ tình trạng biến dạng này. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Chữa phong tê thấp bằng đông y

thumbnail

Triệu chứng bệnh phong tê thấp đôi khi khó chẩn đoán chính xác vì sẽ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bệnh thường có những giai đoạn cấp tính và giai đoạn ổn định. Tùy vào từng giai đoạn, tùy vào các tổn thương ở cơ quan nào mà có những tên gọi như: thấp khớp cấp; thấp khớp tái phát; thấp tim cấp; thấp tim tái phát; thấp tim tiến triển; di chứng van tim hậu thấp…


Phong tê thấp và một chứng bệnh về viêm khớp xương, viêm dây thần kinh. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm bởi gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như ở cột sống, các khớp xương, hệ thần kinh, tim, các tổ chức dưới da… và theo thống kê, sau khi bệnh khởi phát 10 năm, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế.

Y học cổ truyền chữa bệnh phong tê thấp ra nhiều thể, thường hay gặp nhất là: thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Tùy vào thể bệnh mà đông y lại có những triệu chứng và căn nguyên sinh bệnh khác nhau, theo đó cũng có những bài thuốc điều trị khác nhau.

Một số triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh phong tê thấp như sau:


Cứng, đau nhức và sưng ở các đầu khớp xương: khớp xương tay, đầu gối, xương chậu, vai đặc biệt nhất là trên xương sống

Các khớp và thân thể đau nhức, cơn đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia; các khớp khó cử động; có thể sốt, người mệt mỏi, chỉ muốn nằm, mạch phù.

Bệnh phong tê thấp làm rối loạn tự miễn có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng.

Xuất hiện dưới da những cục u cứng ở chỗ khớp bị đau. những cục u cứng này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay, đôi khi xuất hiện cả trong mắt.

Không thể cử động các khớp, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Các khớp có thể bị biến dạng theo thời gian

Thuốc đặc trị bênh xương khớp:


Thành phần: Tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, dây đau xương, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý khác.

Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc,… đặc trị các bệnh xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Thể phong thấp: Các khớp xương và thân thể đau nhức. Đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, khó cử động các khớp, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.



Thể hàn thấp: Đau xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp; đau cố định, không chạy như phong thấp; càng bị lạnh càng đau, đau nhiều về đêm. Khó co duỗi các khớp; chân tay lạnh, da lạnh; rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng…

Thể tê thấp: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì; đi lại chậm chạp khó khăn, cơn đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Trường hợp bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể, mạch nhu hoãn.

Phép trị phong tê thấp theo đó cần khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ khử ứ trệ, cường gân, chỉ thông,… nhằm cắt các cơn đau, giúp xương khớp chắc khỏe và phòng chống bệnh tái phát.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Đau cơ xương sườn là gì ?

thumbnail

Đau cơ xương sườn là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Bệnh gây đau nhức ở khu vực hai bên sườn và đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, khi vận động và thậm chí cả khi nghỉ ngơi vào sáng sớm hoặc buổi tối. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do:

– Chấn thương: va đập, tai nạn…

– Vận động: thực hiện các hành động quá sức hoặc sai tư thế.

– Thể trạng: Cơ thể đã bước vào thời kỳ lão hóa khiến tế bào chức năng kém dần hoặc mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp.

Để điều trị triệt để đau cơ xương sườn, ngoài việc thực hiện đúng lộ trình của bác sĩ, cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ.

– Nghỉ ngơi khi đau nhiều, xoa bóp tại chỗ để giảm khó chịu.

– Hàng ngày chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác nặng, không làm việc quá sức trong thời gian dài.

Đau cơ xương sườn là gì ?
Đau cơ xương sườn là gì ?


– Xử lí chấn thương đúng cách và chữa khỏi các bệnh lý cơ xương khớp càng sớm càng tốt.

– Bổ sung các chất có lợi cho cơ xương bằng thuốc bổ và qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày: vitamin có nhiều trong rau xanh và trái cây, canxi có nhiều trong trứng và sữa, protein có nhiều trong thịt, chất khoáng trong các loại hạt…

– Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.

– Không tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng cơ và các thực phẩm gây dị ứng.

– Đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát thể trạng và điều chỉnh thói quen sống lành mạnh.

Tuy nhiên, với tình trạng của bạn, cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để chắc chắn về căn nguyên bệnh. Từ đó có cách điều trị thích hợp.

►Xem thêm: Viêm cơ thắt lưng

Viêm cơ thắt lưng là gì ?

thumbnail

Mang vác nặng, làm việc quá sức, thường xuyên bê, vác vật nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu… cũng là nguyên nhân gây viêm cơ thắt lưng.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm cơ thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là yếu cơ thắt lưng bảo vệ cột sống chống lại các trọng lực. Cơ thắt lưng có tác dụng duy trì và làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống, đồng thời giúp cột sống cử động nhịp nhàng, vận động bình thường như đi lại, chạy nhảy, hoạt động thể dục thể thao.

Viêm cơ lưng xảy ra khi người bệnh vận động không đúng tư thế, tập luyện quá sức hay bị tai nạn lặp đi lặp lại nhiều lần, chấn thương vùng thắt lưng.

Một số bệnh lý như viêm amidan, rối loạn chuyển hóa cũng có thể là nguyên nhân gây viêm cơ và đau khớp.
Triệu chứng viêm cơ thắt lưng

Người bị bệnh viêm cơ lưng thường có triệu chứng đau nhức ở lưng. Cơn đau tăng nặng hơn khi di chuyển, vận động.

Viêm cơ thắt lưng là gì ?
Viêm cơ thắt lưng là gì ?


Nếu từ 7-10 ngày mà các triệu chứng đau ở vùng thắt lưng không thuyên giảm thì người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nước tiểu và phân tích máu để tránh nguy cơ gây ra những bệnh nguy hiểm. Đau cơ vai http://coxuongkhoppcc.com/dau-co-vai.html

Điều trị viêm cơ thắt lưng

Chữa viêm cơ lưng có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh. Có nhiều biện pháp điều trị viêm cơ thắt lưng như dùng thuốc, vật lý trị liệu…

Thuốc điều trị là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm… Vật lý trị liệu có tác dụng giúp người bệnh giảm những cơn đau nhức, khó chịu trong đó có các bài tập luyện để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống.

Mục đích của điều trị viêm cơ lưng là phục hồi lại chức năng vận đọng vùng thắt lưng cho người bệnh và ngăn ngừa những cơn đau có thể tái phát.

Để làm được điều này, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý. Cần giữ tư thế đúng đặc biệt là cột sống trong lao động và sinh hoạt. Khi đứng cần đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống.

Khi ngồi cần ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân. Có thể kê gối mỏng ở vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn cột sống này.

Trong một số trường hợp chấn thương, sau phẫu thuật, cong vẹo cột sống… người bệnh cần tập luyện phục hồi chức năng cột sống, có thể dùng nẹp lưng để hỗ trợ cột sống.

►Xem thêm: Đau lưng, mỏi gối